Những Chiêu Trò Lừa Đảo Qua Điện Thoại Mà Bạn Nên Tránh

Những Chiêu Trò Lừa Đảo Qua Điện Thoại Mà Bạn Nên Tránh

Điện thoại di động đã trở thành công cụ giao tiếp và giao dịch cực kỳ phổ biến. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nguy cơ về các chiêu trò lừa đảo qua điện thoại ngày càng tăng cao, với nhiều hình thức tinh vi, khó lường.

Những Hình Thức Lừa Đảo Phổ Biến Qua Điện Thoại

Giả Danh Công An, Viện Kiểm Sát, Tòa Án

Giả Danh Công An, Viện Kiểm Sát, Tòa Án

Người dùng nhận được cuộc gọi lừa đảo giả danh công an, tòa án, thông báo người nhận có liên quan tới một vụ án, yêu cầu chuyển tiền để “điều tra”.

Nhận Thưởng, Quà Tặng Từ Nhà Mạng

Nhận Thưởng, Quà Tặng Từ Nhà Mạng

Nhiều đối tượng lợi dụng danh nghĩa nhà mạng như Viettel, MobiFone, VinaPhone gọi điện thông báo trúng thưởng, sau đó yêu cầu người dùng cung cấp thông tin nhậy cảm hoặc chuyển khoản để nhận quà.

Giả Mạo Người Thân Nhờ Chuyển Tiền

Giả Mạo Người Thân Nhờ Chuyển Tiền

Kẻ gian giả danh là người quen, họ hàng gọi tin nhắn hoặc cuộc gọi nhờ chuyển tiền gấp do “bệnh tật”, “tai nạn”, dễ khiến nạn nhân mất cảnh giác.

Gửi Mã OTP Giả

Gửi Mã OTP Giả

Người dùng nhận được tin nhắn OTP và bị yêu cầu cung cấp mã OTP cho đối tượng giả danh nhân viên nhà mạng hoặc công ty.

Dấu Hiệu Nhận Biết Chiêu Trò Lừa Đảo

  • Cuộc gọi/tin nhắn lạ lôi, gây tấm lý hoang mang.
  • Dùng tên gần giống với cơ quan nhà nước hoặc nhà mạng.
  • Yêu cầu cung cấp thông tin nhạy cảm: CCCD, OTP, tài khoản ngân hàng…
  • Yêu cầu chuyển tiền gấp.
  • Giỏi thiệu “làm giàu”, đầu tư siêu lợi…

Cách Phát Hiện SIM Điện Thoại Bị Theo Dõi

Cách Phòng Tránh Lừa Đảo Qua Điện Thoại

Tuyệt đối không cung cấp thông tin nhạy cảm

Không chia sẻ các thông tin cá nhân như: số CMND/CCCD, mã OTP, tài khoản ngân hàng, mật khẩu, mã PIN,… qua điện thoại, đặc biệt với người lạ hoặc số lạ.

Kiểm tra lại nguồn gốc cuộc gọi

Nếu có cuộc gọi thông báo từ cơ quan nhà nước, ngân hàng, công ty tài chính,… cần kiểm tra lại bằng cách gọi đến tổng đài chính thức của các đơn vị đó để xác minh thông tin.

Không nhấp vào liên kết lạ

Tránh click vào các đường link được gửi qua tin nhắn SMS, Zalo, Messenger… vì có thể đó là đường dẫn chứa mã độc hoặc dẫn tới các trang web giả mạo nhằm lấy cắp thông tin.

Tải ứng dụng từ nguồn đáng tin cậy

Chỉ nên cài đặt ứng dụng từ các kho chính thức như Google Play, App Store. Không cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc được gửi qua tin nhắn hay email

Kích hoạt xác thực 2 lớp cho tài khoản quan trọng

Đối với các tài khoản ngân hàng, email, mạng xã hội, hãy kích hoạt xác thực 2 lớp để bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản.

Báo ngay với nhà mạng hoặc cơ quan công an

Nếu nghi ngờ bị lừa đảo hoặc có cuộc gọi bất thường, hãy báo cáo ngay cho tổng đài chăm sóc khách hàng của nhà mạng hoặc công an khu vực để được hỗ trợ kịp thời.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” trong thời đại số, việc nhận biết và đối phó với các chiêu trò lừa đảo qua điện thoại là rất cần thiết. Hãy chủ động bảo vệ mình và gia đình khỏi các hành vi gian lận bằng cách nắm rõ các hình thức lừa đảo, dấu hiệu nhận biết và phương pháp phòng tránh. Đừng ngần ngại chia sẻ thông tin này cho người thân và bạn bè để cùng nhau xây dựng một môi trường sử dụng điện thoại an toàn hơn!


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *